Vươn lên thoát nghèo từ trồng dứa trồng mía

Gặp người phụ nữ H Mông có dáng người nhỏ nhắn, nụ cười tươi và còn rất trẻ không ai nghĩ chị là gương nông dân sản xuất kinh doanh giỏi của xã Pú Nhung. Chị là Vàng Thị Máy, hiện đang sống tại bản Đề Chia A xã Pú Nhung huyện Tuần Giáo.

Chị Máy đang chăm sóc nương dứa 

Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo, nhưng với bản tính cần cù chịu khó của người dân trên đất lịch sử, ngay từ nhỏ chị đã cùng cha, mẹ anh chị em làm nương trồng  ngô, đậu tương, sắn để sinh sống học xong lớp 9 năm 2004 chị lập gia đình cùng anh Ly Súa Hồ tại bản Huổi Cáng xã Mùn Chung theo chồng về quê chồng sinh sống, chị cùng chồng làm ruộng, nương để phát triển sản xuất, xong gia đình chồng đông anh em, ruộng nương không nhiều anh chị làm chỉ đủ ăn không có tích lũy.

 Đến năm 2010 chị cùng chồng chuyển về xã Pú  Nhung sinh sống lập nghiệp. Anh chị được bố mẹ hỗ trợ chia cho 1ha nương để trồng trọt và được Chi Hội Nông dân mời tham gia sinh hoạt Hội Nông dân. Sau khi tham gia sinh hoạt Hội anh, chị được tham dự các khóa tập huấn hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi để thoát nghèo do Hội Nông dân xã tổ chức, từ vốn đất có sẵn cộng thêm nguồn vốn hỗ trợ từ ngân hàng chính sách xã hội, chị đi mua ngọn giống mía về trồng, anh chị chăm chỉ,chịu khó vun trồng đất không phụ công người su vụ mía đầu tiên trừ chi phí anh chị thu lãi hơn 70 triệu đồng/ 1ha, đến năm 2012 thấy việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của xã phát triển mạnh nhiều gia đình trồng dứa cho thu nhập cao, anh chị bàn nhau thuê thêm 2ha nương để đầu tư trồng dứa, được sự ủng hcao từ người chồng chị mạnh dạn vay thêm vốn Ngân hàng lên huyện Mường Chà mua giống dứa về trồng chăm sóc, rồi nhân rộng dần ra.

Theo kinh nghiệm của chị, mía là giống cây đòi hỏi nhiều thời gian và công sức chăm sóc hơn dứa, vì vậy cả gia đình chủ yếu chăm sóc diện tích trồng dứa. Với diện tích trồng dứa, chỉ cần phun thuốc diệt cỏ theo định kì còn lại cây sẽ tự phát triển không cần nhiều thời gian chăm bón. Ngoài 2 loại cây mía và dứa, gia đình chị còn trồng xem kẽ ngô và chăn nuôi. Trong quá trình sản xuất, chị còn tích cực học hỏi thêm kinh nghiệm từ các hộ đã trồng thành công các loại cây trên đvề áp dụng vào diện tích nuôi trồng của gia đình.

Trời không phụ người, sau bao nhiêu cố gắng nỗ lực, gia đình chị đã thành công ngay vụ đầu tiên. Hiện tại gia đình chị đang trồng 2ha dứa, 1ha mía, với vốn liếng tích lũy được cùng những kinh nghiệm đúc kết trong quá trình sản xuất, gia đình chị đã có cuộc sống ổn định với mức sống khá giả. Chị vui vẻ khoe từ năm 2016 mỗi năm gia đình chị thu hoạch được 150 triệu. Cuộc sống ngày càng được nâng lên, không còn sợ đói nghèo, con cái thất học nữa.

Gia đình chị Máy vươn lên thoát nghèo nhờ trồng dứa,mía. Bằng nguồn vốn chủ yếu từ ngân sách nhà nước thông qua ngân hàng Chính sách xã hội, gia đình chị Máy  nói riêng và các hộ dân bản Đề Chia A nói chung được hỗ trợ vay để đầu tư sản xuất. Được biết hệ thống ngân hàng chính sách ở đây hỗ trợ rất tốt cho bà con trong vùng vay vốn sản xuất. Mỗi hộ sản xuất được vay tối đa 20 triệu để sản xuất.

Hiện tại, ngoài việc chăm lo công việc sản xuất của gia đình, mỗi khi có dịp chị lại tranh thủ thời gian chia sẻ kinh nghiệm chăm sóc cây giống cũng như hỗ trợ kỹ thuật cho bà con trong xã. Ngoài ra, các cây con giống hàng năm của gia đình không sử dụng hết chị dùng để hỗ trợ cho những gia đình thiếu cây giống trong bản, mọi người ai cũng yêu mến chị, “Người phụ  nữ nông dân dám nghĩ dám làm”.

Nguyễn Tuyết