Đoàn công tác của Hội Nông dân tỉnh Điện Biên học tập kinh nghiệm tại các tỉnh đông bắc
Từ ngày 09/9/2019 đến ngày 18/9/2019, Hội Nông dân tỉnh Điện Biên đã tổ chức Đoàn công tác đi trao đổi và học tập kinh nghiệm tại 6 tỉnh Sơn La, Hòa Bình, Bắc Kạn, Cao Bằng, Lào Cai, Lai Châu.
Đoàn do đồng chí Cao Thị Tuyết Lan, Tỉnh ủy viên, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh làm trưởng đoàn và các đồng chí cán bộ, lãnh đạo các phòng, ban chuyên môn Hội Nông dân tỉnh, các đồng chí lãnh đạo Hội Nông dân các huyện, thị xã, thành phố và hội viên nông dân tiêu biểu trong các phong trào trên địa bàn tỉnh tham gia học tập trao đổi kinh nghiệm về hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân; việc thực hiện phong trào Nông dân thi đua sản xuất kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững, phong trào nông dân tham gia xây dựng nông thôn mới; trao đổi học tập kinh nghiệm trong xây dựng các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả kinh tế cao trong nông nghiệp.

Đoàn đã tham và trao đổi kinh nghiệm tại mô hình trồng cam lòng vàng V2 của gia đình ông Hoàng Văn Chất, bản Củ 2, xã Chiềng Ban, huyện Mai Sơn, tỉnh Sơn La. Tổng diện tích trồng cam là 4 ha đất vườn với tổng cộng 4000 cây. Hàng năm ông thu hoạch hơn 30 tấn cam cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng". Ngoài ra, ông còn phân phối giống cây cam cho các hộ gia đình trong vùng và nhiều địa phương khác của tỉnh Sơn La. Hiện tại, cây cam giống tại vườn ông có giá từ 150.00 - 170.000 đồng/cây, trồng sau 1 năm ra quả bói. Ông trực tiếp đến hướng dẫn quy trình chăm sóc, đến thời gian được thu hoạch, chết cây nào ông bù lại cây đấy cho các hộ gia đình.

Đoàn công tác tiếp tục tham và trao đổi kinh nghiệm tại mô hình trồng na, trồng chanh leo tại huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Đoàn đã đến thăm mô hình trồng bưởi, trồng cam tại huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình. Tại đây đoàn đã được giới thiệu về một số kỹ thuật trồng và chăm sóc cam, bưởi.

Đoàn đến thăm mô hình nuôi rắn tại gia đình Ông Hồ Đức Tài, thị trấn Chợ Mới, huyện Chợ mới tỉnh Bắc cạn. Gia đình ông nuôi 2000 con rắn bố mẹ hổ mang Bành. Mỗi con nặng khoảng 2 – 3kg, giá bán ra thị trường là 600.000đ đến 700.000đ/kg. Hàng năm trừ chi phí gia đình ông thu nhập từ 600 triệu đồng đến 700 triệu đồng.

Tiếp đến đoàn đã đến thăm mô hình trồng Hồng không hạt của gia đình ông Dương Văn Quỳnh, xã Kháng Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Tổng diện tích trồng Hồng là 1ha với 250 gốc hồng, mỗi thu được 80 triệu đến 100 triệu đồng; Thăm Hợp tác xã Hoàng Huynh (HTX Hoàng Huynh) – Nông sản Sáy khô ở thôn Nà Kiêng, xã Khang Ninh, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn. Nhờ mạnh dạn áp dụng máy móc công nghệ cao trong quy trình sản xuất, HTX Hoàng Huynh đã cung ứng cho thị trường nhiều loại nông sản sấy khô với số lượng và chất lượng ổn định trường và đã có nhiều chứng nhận về thực phẩm như chứng nhận OCOP cho sản phẩm thịt trâu khô và nhiều chứng nhận chỉ tiêu thực phẩm an toàn cho nhiều mặt hàng khác. Hiện HTX Hoàng Huynh đang cung ứng cho thị trường khoảng 700 kg chuối cuổi lạp sấy dẻo, 300 kg giảo cổ lam sấy khô, 40 kg thịt trâu khô và nhiều loại nông sản đặc sản khác như nấm sò (nấm bào ngư), nấm chân trâu, hồng không hạt sấy giòn, quả mác mật sấy khô, măng lá sáy khô … đều là các loại nông sản được làm ra do chính các hộ gia đình thành viên của hợp tác xã Hoàng Huynh.

Đoàn thăm mô hình trồng trọt và chăn nuôi tổng hợp của gia đình Ông Nguyễn Xuân Oanh, thị trấn Phong Thổ, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu. Gia đình ông đã nhận khoanh nuôi và bảo về rừng từ năm 2008 – 20029 với tổng diện tích là 228ha kết hợp với nuôi trâu, bò, dê, ngựa bạch hiện nay gia đình ông có 10 con trâu bố mẹ nuôi sinh sản, 13 con ngựa bạch…hàng năm tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động và 16 lao động làm thời vụ.
Với những kết quả thu được từ chuyến thăm quan, trao đổi học tập kinh nghiệm từ các mô hình sản xuất kinh giỏi tại các địa phương đã giúp cho cán bộ, hội viên nông dân học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm quý báu về công tác xây dựng, tổ chức các phong trào vận động dân phát triển kinh tế xã hội, xây các mô hình phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hóa… từ đó chọn lọc các mô hình phù hợp với điều kiện của địa phương để đưa vào sản xuất, góp phần giảm nghèo, nâng cao thu nhập cho hội viên nông dân trong tỉnh.
Tin ảnh: Lò Tươi - HNDT