Nhờ liên kết sản xuất với nông dân có thương hiệu “gạo Tâm Sáng”

Đăng ngày 17 - 10 - 2018
100%

Liên kết trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ để tạo ra sức mạnh thông qua mô hình HTX là yêu cầu tất yếu để phát triển nông nghiệp bền vững. Trong số 40 HTX hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp của huyện Điện Biên vào thời điểm này, HTX nông nghiệp và dịch vụ xã Thanh Yên được đánh giá hoạt động hiệu quả nhất, với 105 thành viên, gần 80 ha đất sản xuất lúa hai vụ theo hướng cánh đồng lớn, bình quân mỗi năm HTX cung cấp ra thị trường trên 500 tấn gạo đã qua sơ chế và thực hiện cung ứng 15 tấn lúa giống, phân bón các loại cho nông dân; doanh thu đạt 3,5 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt gần 300 triệu đồng/năm. Liên kết chặt

 Sử dụng cơ giới hóa từ khâu thu hoạch, sấy, bảo quản đến sản xuất khép kín.

Liên kết chặt chẽ khâu sản xuất

Mới thành lập, đi vào hoạt động được 3 năm, nhưng Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên (tỉnh Điện Biên) (gọi là HTX Thanh Yên) đã thành công với mô hình sản xuất lúa gạo đặc sản giống Bắc thơm số 7. Sản phẩm gạo mang danh Tâm Sáng - duy nhất tại tỉnh Điện Biên được đóng tem truy xuất nguồn gốc- nổi tiếng trong và ngoài tỉnh được nhiều người biết đến nhờ bí quyết sản xuất theo chuỗi an toàn, “hút” hàng trăm nông dân trong tham gia.

Nhớ lại những ngày đầu tiên , anh Quản Bá Mười – Giám đốc HTX Dịch vụ tổng hợp Thanh Yên nói: Thanh Yên là xã thuần nông nằm trong khu vực lòng chảo Mường Thanh có điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu nhiệt đới gió mùa, thích hợp để canh tác cây lúa nước, cho sản phẩn gạo chất lượng thơm ngon. Nắm bắt những lợi thế đó, năm 2015, tôi mạnh dạn đi gõ cửa từng nhà vận động nông dân tham gia mô hình liên kết sản xuất lúa gạo theo chuỗi an toàn, nâng cao giá trị sản phẩn bền vững, ngày đầu mới thành lập HTX, đi vận động nông dân gặp rất nhiều khó khăn, bởi đây là mô hình sản xuất mới, nông dân tham gia cần tuân thủ nghiêm quy trình, kỹ thuật canh canh tác và ứng dụng kỹ thuật cao vào sản xuất. Nhiều người nghi ngại tính khả thi của mô hình và đầu ra sản phẩm nên từ chối tham gia.

Sản phẩm gạo mang thương hiệu Tâm sáng của HTX

Thấy tôi kiên trì đi vận động nông dân, Hội Nông dân xã cũng tạo điều kiện giúp, động viên các chi hội trường nông  dân và hội viên tham gia, phối hợp mở các lớp tập huấn giới thiệu mô hình và các sản phẩn hỗ trợ nông dân, vụ mùa đầu tiên năm 2016, HTX có hơn 40 hộ nông dân “gật đầu” tham gia sản xuất giống lúa Bắc thơm số 7, trên diện tích tập trung 31ha và anh người đứng đầu HTX Thanh Yên cam kết: “Khi tham gia liên kết, người dân được hỗ trợ 100% về giống, vật tư, thuốc bảo vệ thực vật đến kỹ thuật chăm sóc lúa an toàn thông qua các lớp tập huấn, chuyển giao kỹ thuật. Đặc biệt, HTX cam kết với nông dân bao tiêu toàn bộ đầu ra, giá cả ổn định và luôn cao hơn giá ngoài thị trường từ 5-7 giá” – anh Mười khẳng định.

Hôm nay đến Thanh Yên, bộ mặt nông thôn nhiều khởi sắc, cuộc sống của người nông dân khấm khá lên nhờ tích cực áp dụng kỹ thuật vào thâm canh cây lúa, cho năng suất chất lượng cao, thu nhập ổn định. Có mặt tại khu vực cánh đồng đang ngả sang màu vàng của bà Đinh Thị Đào, đội c2 (Thanh Trường, Thanh Yên) – hộ đầu tiên đăng ký tham gia liên kết với HTX với diện tích hơn 2,5ha, bà Đào cho biết: “từ khi tham gia liên kết sản xuất với HTX, gia đình không phấp phỏng lo nghĩ vấn đề đầu ra và giá cả bấp bênh. Ngày thu hoạch lúa, HTX sẵn sàng hỗ trợ nhân công, máy gặt và xe trở thóc về tận nhà. Thóc sau phơi khô, HTX đến tận nhà thu mua, giá lúc nào cũng cao hơn thị trường. Như vụ chiêm năm ngoái, giá mà HTX đứng ra mua là 8.500 đồng/kg, trong khi ngoài thị trường chỉ 8.000 đồng/kg, bà con rất phấn khởi”.

“Thành công ngoài mong đợi ngay từ vụ đầu tiên, thành phẩm của HTX có tên gạo Tâm Sáng được Hội Nông dân tỉnh hỗ trợ về bao bì, đăng ký tem truy xuất nguồn gốc xuất bán rất chạy tại thị trường các tỉnh Hưng Yên, Sơn La, Hà Nội… Chất lượng gạo sau phân tích đảm bảo 100% các tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, hơn hết sản phẩm gạo Tâm Sáng nhanh chóng có chỗ đứng trên thị trường, tạo niềm tin người tiêu dùng. Không chỉ HTX mà những nông dân tham gia sản xuất đều tự hào về sản phẩm được làm ra trên đồng đất Thanh Yên được truy xuất bảo hộ nguồn gốc rõ ràng” .   

Thành công nối thành công, sang vụ thứ 2, thứ 3 hàng mấy chục hộ nông dân tình nguyện đăng ký tham gia liên kết với HTX để mở rộng quy mô “cánh đồng mẫu lớn” lên diện tích trên 80ha, thu hút hơn 100 hội viên nông dân. Ông Nông Văn Kỳ (thôn Yên Trường, xã Thanh Yên) cho biết, “tham gia liên kết, người dân chúng tôi yên tâm khâu theo dõi phòng trừ sâu bệnh. HTX có riêng tổ kỹ sư nông nghiệp thường xuyên đi thăm đồng, nắm bắt tình hình sâu bệnh hướng dẫn bà con cẩn thận cách phòng trừ, liều lượng và giai đoạn sử dựng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả. 2 vụ liên kết trước sản lượng đạt trên 60 tấn/ha. Vụ mùa năm nay còn gần 1 tháng nữa sẽ được thu hoạch, nhìn đồng lúa đẹp như tranh mà chúng tôi phấn khởi”.

Bà Cao Thị Tuyết Lan, Chủ tịch Hội nông dân tỉnh Điện Biên, nói về mô hình hoạt động của HTX Thanh Yên: “đây là mô hình tiêu biểu thực hiện liên kết, mang lại lợi ích thiết thực, tạo lòng tin cho hội viên nông dân. Hiệu quả mô hình đóng góp tích cực vào chuỗi sản phẩm nông nghiệp của tỉnh Điện Biên đảm bảo chất lượng, an toàn mang giá trị bền vững”. 

 Nguyễn Tuyết - Nam Hương

Tin mới nhất

VPUB - Bàn giao Hệ thống chiếu sáng cầu Mường Thanh(20/05/2024 4:01 CH)

Đồng hành cùng nông dân phát triển kinh tế (11/11/2020 9:05 CH)

Trồng Thanh Long ruột đỏ lãi 200 triệu trên năm(19/12/2019 4:38 CH)

Vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi bò vỗ béo (30/09/2019 4:21 CH)

Hiệu quả bước đầu từ mô hình Hợp tác xã dược liệu(24/09/2019 4:19 CH)

°
0 người đang online