Người phụ nữ Giữ gìn nghề truyền thống thu nhập 300 triệu/ năm

Đăng ngày 08 - 03 - 2019
100%

Những bộ quần áo dài đen, áo cóm, váy, những tấm chăn, đệm bông gạo sặc sỡ được làm thủ công rất cẩn thận, đẹp đẽ, êm ái là sự lựa chọn của các gia đình dân tộc Thái khi có lễ hội, đám cưới hay khi mùa đông đến.

 Các chị đang hoàn thiện những mũi kim cuối cùng cho chiếc đệm 

Bà Lò Thị Thoa sinh năm 1972 tại bản Che Phai, xã Chiềng Sinh, huyện Tuần Giáo là người đã làm nên những sản phẩm truyền thống của dân tộc Thái. Gặp bà trong lúc bà đang may viền cho những vỏ đệm để chuẩn bị nhồi đệm làm nên những tấm đệm êm ái, đẹp đẽ, sặc sỡ. Vừa làm bà vừa tâm sự đối với người dân tộc thái, con gái ngay từ khi lên 6 – 7 tuổi biết cầm kim chỉ đã được bà, mẹ, chị, chỉ dạy cho thêu, thùa, làm những chiếc khuy, cúc để thêu vào khăn piêu, thêu vào túi đeo, đến tuổi 13 - 14 là đã tự mình làm khăn piêu, túi đeo để sẵn làm quà cho gia đình chồng khi kết hôn và cũng như các chị luôn thêu thùa khi đi chăn trâu cùng bạn bè.

Năm 1991, bà kết hôn cùng ông Quàng Văn Lến, sau khi kết hôn ông bà được bố mẹ chia cho 2000m2 ao, ông bà đã đầu tư nuôi cá thịt, cá giống, làm nương…Đến năm 1996, khi kinh tế thị trường mở cửa, ông bà bàn nhau ông thì buôn bán thu mua nông sản, các sản phẩm nông nghiệp, còn bà buôn bán quần áo, rồi mua đất ra mặt đường và mua xe tải nhỏ để làm phương tiện vận chuyển. Trong quá trình buôn bán quần áo, nhận thấy nhu cầu mua quần áo dài đen truyền thống của dân tộc cũng như đệm, gối, bông gạo được người dân sử dụng nhiều. Năm 2012, được sự động viên của gia đình, sự ủng hộ giúp đỡ của người thân, bạn bè bà bắt tay vào chọn mua bông gạo, loại bông màu trắng, mềm mại và sạch sẽ để làm nguyên liệu chính nhồi đệm, vải để may đệm là vải thổ cẩm màu sắc sặc sỡ hoặc màu đen. Áo dài truyền thống là loại vải thổ cẩm đen và được may cắt cầu kỳ, đặc biệt áo dài nam của người dân tộc Thái được dùng trong các ngày lễ khó cắt hơn áo dài nữ, vải thổ cẩm để may áo dài nam thường cứng hơn các loại vải lụa vậy nên cắt xong thường phải tự may bằng tay thì áo mới mềm.

Chị Thoa đang máy viền cho những chiếc vỏ đệm

Bà tâm sự: Khi mới cắt may quần áo cũng bị hỏng và bị mọi người chê, nhưng sau những lần hỏng đó bà lại rút ra được nhiều kinh nghiệm và sau 7 năm làm nghề đã không còn ai chê, hay thắc mắc về những chiếc áo dài nam, nữ của dân tộc Thái đen. Có người khi được lựa chọn để làm người cúng trong các buổi lễ đều đến nhà tôi đặt may áo dài, còn có những người ở các huyện Tủa Chùa, Mường Nhé hay các tỉnh khác như Lai Châu, Lào Cai  cũng điện thoại nhờ may áo. Tôi cảm thấy rất vui khi sản phẩm mình làm ra được mọi người biết đến và ủng hộ. Nhờ làm đẹp và cẩn thận nên chỉ sau một năm làm nghề, các sản phẩm về áo dài, áo cóm, váy, đệm bông gạo, gối, khăn, túi của gia đình bà được khách trong và ngoài tỉnh ưa chuộng, và không chỉ có dân tộc Thái mà ngay cả dân tộc Mông, Kinh, Khơ  mú cũng ưa chuộng yêu thích, ông bà làm không xuể và phải thuê thêm các bà, các chị trong bản cùng làm, hiện lao động thường xuyên nhà bà cũng có từ 5 – 7 người với mức lương từ 3 – 4 triệu đồng/tháng, riêng từ tháng 10 đến hết tháng 12 vào mùa cưới thì phải có từ 10 – 12 người làm với thu nhập từ 6 – 7 triệu đồng/tháng, đệm bông gạo làm ra đến đâu hết đến đó với giá dao động từ 1.500.000 – 2.500.000 đồng/cái, tùy theo cân nặng của bông, và loại bông để làm đệm, đệm càng to càng nặng thì số tiền cũng nhiều hơn.. Bà Thoa cho biết thêm: Bằng đôi bàn tay khéo léo, những tấm đệm của bà rất bằng phẳng, có độ dày đồng đều, tạo cảm giác êm ái khi sử dụng.“ Đệm bông gạo rất bền, có thể dùng khoảng từ 8-10 năm vẫn không hỏng, chỉ bị cũ và đen bông thôi. Đến lúc đấy chỉ cần mở đệm ra làm lại là thành đệm mới ngay”.

Chị đang giới thiệu các mặt hàng gia đình sản xuất cho khách

Chăm chỉ “Xe chỉ luồn kim” giữ nghề truyền thống và làm thêm các công việc khác như: dịch vụ phục vụ đám cưới, nuôi cá, trồng chanh leo đã cho ông bà thu nhập gần 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, ông bà còn giúp nhiều gia đình khó khăn phát triển sản xuất để thoát nghèo. Có thể nói, nghề “Xe chỉ luồn kim” là nét văn hóa độc đáo và đặc sắc, chiếm vị trí quan trọng trong đời sống sinh hoạt, văn hóa truyền thống của người Thái. Việc gìn giữ, bảo tồn và phát huy giá trị nghề truyền thống tại địa phương là rất quan trọng và cần thiết, không chỉ góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình mà quan trọng hơn chính là gìn giữ biểu tượng văn hóa truyền thống của cộng đồng người Thái Điện Biên./.

Bài ảnh: Nguyễn Tuyết - HNDT

Tin mới nhất

VPUB - Bàn giao Hệ thống chiếu sáng cầu Mường Thanh(20/05/2024 4:01 CH)

Trồng Thanh Long ruột đỏ lãi 200 triệu trên năm(19/12/2019 4:38 CH)

Vươn lên thoát nghèo nhờ nuôi bò vỗ béo (30/09/2019 4:21 CH)

Làm giàu từ nghề nuôi con “phì phì” tính hung dữ(23/08/2019 3:32 SA)

Thu nhập trên 20 triệu đồng/ tháng từ nghề làm bánh đa truyền thống(20/03/2019 5:36 CH)

°
0 người đang online